6 cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật

cách tiết kiệm tiền

Đất nước Nhật Bản nổi tiếng với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, và người Nhật nổi tiếng với lối sống kỷ luật và thói quen chi tiêu tiết kiệm hiệu quả. 100 năm trước, Nhật Bản là một đất nước nông nghiệp, khác hoàn toàn với nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển hiện nay. Cùng FinPeace tìm hiểu cách tiết kiệm tiền của người Nhật để tạo dựng cho mình một thói quen chi tiêu hiệu quả.

Cách tiết kiệm tiền của người Nhật từ những thói quen hằng ngày 

Trước khi học cách tiết kiệm tiền, đầu tiên bạn hãy xác định thu nhập trung bình mỗi tháng của mình và số tiền bạn phải trả cho các chi phí cố định. Sau đó, hãy tìm hiểu những khoản mục nào bắt buộc, những khoản nào là chi phí thay đổi. Đồng thời, đặt mục tiêu bắt đầu tiết kiệm từ khi nào, mục tiêu tiết kiệm để làm gì và tiết kiệm bao nhiêu tiền.

cách tiết kiệm tiền

Nắm bắt chi phí hàng tháng hiện tại (chi phí cố định và chi phí biến đổi)

Việc học cách tiết kiệm tiền sẽ hiệu quả hơn khi bạn giảm chi tiêu hàng tháng, thay vì hạn chế chi tiêu một cách mơ hồ bằng cách nói “đừng tiêu tiền!”, bạn hãy bắt đầu lập một bản kế hoạch chi tiêu rõ ràng hằng tháng. Bạn nên ghi lại những gì bạn chi tiêu mỗi ngày và số tiền bạn chi tiêu vào một cuốn sổ chi tiêu hoặc ứng dụng ghi chú. Một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để bắt đầu quản lý chi tiêu của mình bao gồm: 

  • Nhận và lưu trữ biên lai khi thanh toán
  • Kiểm tra lịch sử thanh toán của thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, tiền điện tử, v.v. vào cuối tháng
  • Ghi lại các chi phí cố định (tiền thuê nhà, điện nước, chi phí liên lạc, v.v.) và các chi phí biến đổi (thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, v.v.) 

Để có thể quản lý chi tiêu và học cách tiết kiệm tiền tốt hơn, bạn có thể ghi chi tiết hơn các hạng mục mà mình đã dùng để bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu. Đây là một trong những cách tiết kiệm của người Nhật mà bất kỳ ai cũng cần phải thực hiện ban đầu.

Kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ dễ gây lãng phí tiền bạc

Khi bạn đã nắm được xu hướng chi tiêu hàng tháng của mình, hãy kiểm tra các mục bạn chi tiêu nhiều nhất. Đặc biệt hãy cân nhắc kỹ các chi phí biến đổi, các khoản liên quan đến nhu cầu hưởng thụ như chi phí mua sách, shopping, xem phim hoặc các hoạt động khác mang tính chất nới lỏng hầu bao.

Ví dụ như thay vì đến rạp phim hằng tháng, bạn có thể lựa chọn mua 1 tài khoản xem phim tại nhà cố định 1 tháng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu bạn không sử dụng dịch vụ này thường xuyên trong tháng thì điều này sẽ gây lãng phí tiền bạc. Hoặc bạn mua tài khoản để tập gym 1 tháng, nhưng chỉ có thể đến phòng gym từ 3-4 ngày 1 tuần, điều này cũng sẽ gây ra sự lãng phí. Vì vậy, việc xác định rõ những khoản chi tiêu và cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết là cách tiết kiệm của người Nhật mà chúng ta nên học hỏi.

Xác định mục tiêu khi học cách tiết kiệm tiền

Nếu bạn bắt đầu học cách tiết kiệm tiền mà không có mục tiêu, bạn sẽ không có động lực và có thể nản lòng trong quá trình thực hiện tiết kiệm. Điều quan trọng nhất trước khi thực hành tiết kiệm, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi chính: 

  • Tiết kiệm trong bao lâu?
  • Tiết kiệm để làm gì?
  • Tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Hãy tính toán trước cho các mục tiêu lớn trong tương lai, chẳng hạn như tiết kiệm cho thời gian hưu trí hoặc xây dựng cho mình một quỹ tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp. Để làm được điều này, hãy thiết lập một mục tiêu thiết thực và phương án tiết kiệm rõ ràng. Thời gian đầu, có thể việc tiết kiệm sẽ tương đối khó khăn khi bạn chưa quen với thói quen chi tiêu mới, hãy tự cho mình một khoảng thời gian thử nghiệm để bắt nhịp với kỷ luật trong chi tiêu. Việc xác lập cho mình một mục tiêu rõ ràng cũng giống như một nguồn nhiên liệu tiếp sức cho quá trình thực hiện, bạn sẽ duy trì được động lực một cách bền bỉ hơn và đạt được mục tiêu mong muốn.

Học cách tiết kiệm tiền của người Nhật

Hãy phân chia rõ ràng chi phí của bạn thành 4 khoản: chi phí sinh hoạt thiết yếu, chi phí dành cho mua sắm và phát triển bản thân, chi phí hưởng thụ và các khoản chi phí khác. Một trong những cách tiết kiệm tiền điển hình của người Nhật là phương pháp Kakeibo.

cách tiết kiệm tiền

Về cơ bản, phương pháp Kakeibo đặc trưng thông qua việc ghi chép bằng tay để ghi nhớ tốt hơn các khoản chi trong tháng. Hãy ghi chép rõ ràng các khoản chi tiêu hàng tháng thông qua các gợi ý dưới đây:

Chọn thuê nhà giá rẻ

Tiền thuê nhà vốn dĩ chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong chi phí cố định, là khoản mà bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Tiền thuê nhà chỉ nên chiếm khoảng 30% thu nhập của bạn, hãy lựa chọn nơi ở các mức giá cho thuê phù hợp với tổng thu nhập của bạn thay vì chọn những căn hộ tiện nghi với mức giá khiến bạn bạn phải gồng mình để chi trả. Đây là một mẹo trong những cách tiết kiệm tiền của người Nhật mà bạn có thể tham khảo, các khoản chi cố định chỉ nên chiếm khoảng 50% thu nhập hàng tháng để đảm bảo cân đối với các nhu cầu khác của bạn.

Ví dụ, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu, bạn nên chọn thuê nhà có mức giá chỉ từ 3 đến 3,5 triệu. Bởi lẽ ngoài tiền thuê nhà, bạn có thể còn phải chi trả cho các khoản phát sinh như phí dịch vụ thông thường, phí quản lý, sửa chữa, vì vậy hãy đảm bảo rằng tiền thuê nhà nằm trong khoảng 30% thu nhập để chi phí cố định không vượt quá 50% thu nhập.

Nếu bạn sống ở thành phố lớn với mức sống cao và bạn gặp khó khăn trong việc tìm được một nơi ở phù hợp với nhu cầu của bạn tại mức giá này, bạn có thể tìm thêm người ở ghép hoặc thuê một căn hộ giá rẻ và tân trang lại phòng ốc, việc này vẫn giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với việc thuê một căn hộ cao cấp.

Sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể sử dụng các phương pháp thanh toán điện tử mà không cần dùng đến tiền mặt, ví dụ như dùng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt để thanh toán các chi phí sinh hoạt. Đây là điều kiện thuận lợi để bạn kiểm soát chi tiêu thông qua các ứng dụng quản lý chi tiêu trên di động, việc này sẽ giúp bạn thống kê được các con số chi tiêu rõ ràng. Cuối mỗi tháng bạn sẽ thống kê được dễ dàng các hạng mục chi tiêu trong tháng, những khoản nào có thể cắt giảm. Thực tế, dùng tiền mặt rất tiện lợi, tuy nhiên nếu bạn không có trí nhớ tốt, bạn sẽ không biết rõ mình đã chi tiêu vào những gì, tại sao mỗi tháng tiền vẫn vơi đi mà không rõ lý do.

Khi dùng thẻ tín dụng hoặc các ứng dụng thanh toán điện tử, tiền sẽ trừ vào tài khoản kèm theo thông báo ngày giờ cụ thể, khiến việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng hơn vì bạn có thể kiểm tra chi tiết chi tiêu ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, thanh toán điện tử cũng giúp bạn giảm thiểu đáng kể các nguy cơ trộm cắp, lây lan dịch bệnh qua tiếp xúc trên tiền mặt,…

Pay Yourself First

Có phải mỗi tháng bạn đang cố gắng tiết kiệm từ phần còn lại sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt hàng tháng? Cách này sẽ không hiệu quả với những người tiêu tiền không có kế hoạch. Để đảm bảo tính kỷ luật trong việc học cách tiết kiệm tiền, FinPeace khuyên bạn nên “tiết kiệm trước”, hãy trích ra khoản tiết kiệm và sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu để tự động gửi ngay khoản này vào tài khoản tiết kiệm vào ngày lĩnh lương trước khi chi tiêu số tiền đó.

PYF là ngay khi nhận lương, bạn tự động trích một khoản phù hợp cho bản thân để tiết kiệm/ đầu tư, sau đó phân bổ phần còn lại cho các khoản chi tiêu khác.

Đây là một lối tư duy mang tính tự chủ rất cao. Thay vì ép bản thân ‘phải’ tiết kiệm, phải cắt giảm chi tiêu, bạn chủ động và tự hào dành riêng một khoản tiền cho chính mình, bạn cảm ơn công sức lao động và sự cố gắng của bản thân trong cả tháng qua.

Để tiết kiệm trước, bạn có thể sử dụng hình thức gửi tiết kiệm gửi góp. Hình thức này phù hợp cho các bạn muốn gửi tiền tiết kiệm nhiều lần. Khách hàng được phép gửi thêm không giới hạn số tiền cũng như số lần gửi. Bạn có thể rút tiền linh hoạt bất kỳ lúc nào và sẽ nhận được lãi suất tiết kiệm hàng năm. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa hàng tháng.

Tự nấu ăn tại nhà

Trong tất cả các chi phí sinh hoạt, chi phí ăn uống là loại chi phí mà bạn có thể dễ xoay xở tùy thuộc vào sự khéo léo của mỗi cá nhân. Vì vậy, chỉ cần thay đổi một chút về cách ăn uống là bạn đã có thể tiết kiệm được kha khá chi phí hằng tháng.

Tự nấu ăn tại gia sẽ là cách tiết kiệm tiền ăn uống tốt nhất. Việc tự nấu ăn sẽ giúp bạn giảm đáng kể chi phí mỗi tháng. Nếu mỗi ngày bạn tiết kiệm được 30.000 đồng từ việc tự nấu ăn, trong 1 tháng bạn có thể tiết kiệm đến 900.000 đồng. Đây là một trong những cách tiết kiệm tiền hiệu quả điển hình, thậm chí có một cô gái ở Nhật sau 6 năm thực hành tiết kiệm đã có thể mua được 3 căn nhà trị giá tiền tỷ.

Giới hạn một số tiền nhất định cho việc ăn uống bên ngoài

Tự nấu ăn ở ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chúng ta cũng cần có sự hưởng thụ nhất định với cuộc sống. Sẽ có những thời điểm bạn quá mệt để chuẩn bị bữa ăn, hoặc cảm thấy chán ngán với những món ăn thường nhật. Những thời điểm này là lúc bạn nên chuẩn bị một khoản tiền riêng cho việc mua đồ ăn ngoài, nghĩa là bạn sẽ giới hạn số tiền cho phép mình được ăn ngoài để không bị “quá tay” chi tiêu cho ăn uống kết hợp hưởng thụ. Cách này sẽ giúp bạn cân bằng giữa việc hưởng thụ và tiết kiệm mà không lo lắng thâm hụt tiền.

Tiết kiệm trong mua sắm

Ngay cả khi bạn giữ cho hóa đơn điện nước hàng ngày và chi phí ăn uống giảm xuống, bạn sẽ không thể tiết kiệm được tiền nếu bạn lãng phí tiền vào những khoản mua sắm không cần thiết. Đừng bỏ một khoản tiền triệu để mua chiếc túi đắt tiền thứ 3 trong 2 tháng liên tiếp chỉ vì bạn bỗng nhiên nổi hứng. Hãy chi tiêu mua sắm cho các vật dụng cần thiết trước tiên để đảm bảo là bạn có thể yên tâm chi tiêu với số tiền còn lại.

Đặc biệt là khi bạn có quá nhiều thứ cần phải mua hằng tháng như quần áo, giày dép, phụ kiện, đồ trang trí, nên lựa chọn mua gì khiến bạn đắn đo. Nếu bạn muốn tiết kiệm trước khi mua sắm bạn cần suy nghĩ xem “có thực sự cần thiết không?” để tránh chi tiêu tùy hứng khiến ngân sách của bạn hao hụt.

Nếu như bạn đã lỡ tay mua sắm quá nhiều mà không dùng đến các sản phẩm đó thì bạn có thể thanh lý những món đồ đó để kiếm thêm tiền. Việc thanh lý đồ không những giúp bạn có thêm tiền mà còn giải phóng thêm diện tích trong nhà dành cho các món đồ đó.

Kết

Việc học tập cách tiết kiệm tiền của người Nhật sẽ giúp bạn nhìn thấy kết quả trông thấy trong những con số chi tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, một thực tế rằng việc tiết kiệm không giúp bạn giàu lên. Thay vào đó, bạn hãy học thêm những cách đầu tư để tiền đẻ thêm tiền, sinh thêm lợi nhuận. Hãy tham khảo các khóa học đầu tư của FinPeace như khóa học Đầu tư cơ bản, hoặc khóa học Đầu tư Tích sản để gia tăng thu nhập của mình một cách tối ưu nhất.

Tỉm hiểu thêm: Lắng nghe podcast “Vì đâu lương càng cao càng nghèo?” tại kênh Tài Chính Tự Thân của chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh tại đây.

Share to Facebook Share to Twitter Share to Linkedin

Bình luận