Học chơi chứng khoán: Thị trường chứng khoán là gì? Làm thế nào để tham gia thị trường?

thioj trường chứng khoán là gì

Cùng FinPeace tìm hiểu về lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán hiện đại và thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán ra đời khi nào?

Thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới ra đời vào cuối thế kỷ 13 tại thành phố Antwerp, Bỉ. Những người làm môi giới và cho vay tập trung tại thành phố này để giao dịch các món nợ công ty, nợ Chính phủ và cả nợ cá nhân, bởi các thị trường chứng khoán sơ khai này đều không có cổ phiếu hay trái phiếu. Ý tưởng này nhanh chóng lan truyền sang khắp các thành phố Flanders, Ghent và Rotterdam tại Hà Lan.

Năm 1611, sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới được khánh thành bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) tại thành phố Amsterdam. Cổ phiếu VOC cũng là “cổ phiếu thật sự quan trọng đầu tiên” trong lịch sử thị trường, theo lời Robert J. Shiller – giáo sư kinh tế tại đại học Yale.

Thị trường chứng khoán hiện đại thay đổi thế nào?

Thị trường chứng khoán hiện đại là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch trao đổi, mua bán chứng khoán giữa các chủ thể tham gia thị trường. Thị trường chứng khoán bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán, hoặc các loại cổ phiếu giao dịch không công khai. Về cơ bản, thị trường chứng khoán là nơi giải quyết nhu cầu kêu gọi vốn cho các doanh nghiệp/tổ chức và nền kinh tế nói chung. Tại Việt Nam, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu giao dịch và mua bán cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam được quản lý bởi các cơ quan, tổ chức bao gồm: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí minh (HoSE).

Thị trường chứng khoán được chia làm 02 loại chính, gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Phân loại thị trường chứng khoán

2 loại thị trường chứng khoán
Phân loại thị trường chứng khoán

1, Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là nơi chứng khoán được phát hành đầu tiên bởi các đơn vị phát hành nhằm mục đích huy động vốn. Tại thị trường sơ cấp, chứng khoán được bán với giá phát hành và tiền bán chứng khoán thuộc quyền sở hữu của các đơn vị phát hành (doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc chính phủ).

Thị trường sơ cấp chỉ hoạt động khi các đơn vị phát hành có nhu cầu huy động nguồn tiền nhàn rỗi thành vốn dài hạn để phục vụ các hoạt động kinh doanh (ví dụ như các đợt phát hành lần đầu, phát hành riêng lẻ, IPO,…). Hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớn hoặc các quỹ đầu tư.

2, Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán sau khi đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Tại thị trường thứ cấp, dòng tiền giao dịch chứng khoán không phục vụ mục đích kêu gọi vốn cho các đơn vị phát hành, thay vào đó là mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, các cổ đông và người học chơi chứng khoán trên thị trường, di chuyển các dòng vốn đầu tư hoặc các loại tài sản xã hội.

Thị trường sơ cấp cũng giống như “chợ đầu mối” cung cấp hàng hóa với giá gốc, còn thị trường thứ cấp giống như cửa hàng, siêu thị bán lẻ hàng hóa đến tay người tiêu dùng với giá cả liên tục biến động.

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Tại Điều 5, Luật Chứng khoán 2019 đã nêu rõ:

“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1, Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2, Công bằng, công khai, minh bạch.

3, Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4, Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”

3 đặc điểm của thị trường chứng khoán

  • Tính thanh khoản: Chứng khoán sở hữu tính thanh khoản cao hơn các hình thức khác nhờ vào khả năng có thể mua bán nhanh chóng linh hoạt trên thị trường, trong đó cổ phiếu là sản phẩm có tính thanh khoản cao nhất.
  • Rủi ro theo biến động thị trường: Sự biến động của thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của chứng khoán. Rủi ro có thể đến từ khủng hoảng chính trị, biến động thị trường hoặc lạm phát.
  • Khả năng sinh lời: Chứng khoán có khả năng sinh lời ổn định từ hoạt động chia cổ tức hoặc biến động tăng giá thị trường.

Xem thêm bài viết: 3 tựa sách chứng khoán cho người mới bắt đầu.

Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán

các thành phần tham gia thị trường chứng khoán
Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán

1, Nhà đầu tư:

Gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

2, Nhà tạo lập thị trường (Đơn vị phát hành):

Là doanh nghiệp/tổ chức thực hiện các hoạt động mua/bán chứng khoán, bao gồm:

  • Chính phủ
  • Công ty/Doanh nghiệp
  • Chính quyền địa phương
  • Ngân hàng
  • Kho bạc
  • Quỹ đầu tư
  • Công ty chứng khoán

3, Trung gian môi giới:

Gồm các công ty chứng khoán và các trung gian tài chính

4, Cơ quan tổ chức thị trường:

  • Sở giao dịch chứng khoán
  • Ủy ban chứng khoán Nhà nước
  • Trung tâm lưu ký chứng khoán
  • Hiệp hội kinh doanh chứng khoán

Thời gian của các phiên giao dịch

Phiên giao dịch chứng khoán là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư được phép tham gia các hoạt động mua/bán các sản phẩm chứng khoán. Trong mỗi phiên giao dịch sẽ có quy định thời gian cụ thể để các nhà đầu tư thực hiện các lệnh mua/bán cổ phiếu.

Thông thường, thời gian giao dịch sẽ bắt đầu từ 9h – 11h30 vào buổi sáng và tiếp tục lúc 13h – 15h vào buổi chiều, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Vai trò của thị trường chứng khoán

Lợi ích đối với đơn vị phát hành

Để có được nguồn vốn dài hạn ổn định để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp/tổ chức có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ công chúng thông qua việc phát hành chứng khoán.

Lợi ích đối với nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán luôn mang lại những cơ hội tốt cho các nhà đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận từ việc tham gia giao dịch hoặc ăn cổ tức. Tuy nhiên đối với người mới học chơi chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể gây ra thua lỗ nặng nề khi nhà đầu tư chưa có kỹ năng vững vàng.

Không chỉ vậy, sự ra đời của thị trường chứng khoán đã nâng cao đáng kể tính thanh khoản của các sản phẩm chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán trở nên dễ dàng và linh hoạt nhờ thị trường rộng mở và số lượng nhà đầu tư lớn. Bên cạnh đó, chứng khoán là một kênh đầu tư nhận được sự bảo trợ từ phía Nhà nước, vì vậy đây là một kênh đầu tư tương đối hấp dẫn so với các hình thức khác.

Lợi ích đối với nền kinh tế

Các chỉ số đo lường thị trường và giá cổ phiếu chính là thang biểu thị sức mạnh của nền kinh tế tại thời điểm đó. Các công ty niêm yết trên thị trường cần công khai minh bạch các thông tin về sức khỏe tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty để các nhà đầu tư trên thị trường có thể từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt, giúp thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển ngày một mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là thước đo giúp Chính phủ điều chỉnh các chính sách về tài chính – tiền tệ, phổ biến nhất thông qua thị trường trái phiếu và chứng khoán phái sinh.

Làm thế nào để tham gia thị trường chứng khoán?

các bước tham gia thị trường chứng khoán
Làm thế nào để tham gia thị trường chứng khoán?

1, Tìm hiểu nơi mua cổ phiếu theo mục đích và nhu cầu đầu tư

Bạn có thể giao dịch thông qua nhà môi giới chứng khoán, qua sàn giao dịch trung gian trực tuyến hoặc mua trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Bạn sẽ phải trả thêm phí giao dịch khi mua qua nhà môi giới. Nếu mua trực tiếp tại công ty phát hành, bạn sẽ mua được cổ phiếu với mức giá tốt nhất, tuy nhiên phải đến tận nơi để mua.

2, Tạo tài khoản trên sàn giao dịch chứng khoán

Bạn sẽ cần cung cấp một số thông tin quan trọng khi thiết lập tài khoản như căn cước công dân, số thẻ ngân hàng,… Sau khi thiết lập xong tài khoản, hãy nạp tiền để bắt đầu giao dịch. Số tiền tối thiểu cần nạp được quy định tùy theo từng sàn giao dịch.

Các sàn giao dịch chứng khoán phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo bao gồm HNX, HoSE, UPCOM, OTC,…

Xem thêm bài viết: Các khóa học chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu.

3, Chọn loại cổ phiếu bạn muốn đầu tư

Nghiên cứu kỹ thông tin về nhà phát hành trước khi mua cổ phiếu. Những thông tin cơ bản bạn cần nắm được bao gồm vốn điều lệ, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh định kỳ theo tuần/tháng/quý và doanh thu ròng trong khoảng thời gian gần nhất. Hãy nghiên cứu kỹ về tiềm năng  tăng trưởng của doanh nghiệp, nhất là khi bạn có ý định đầu tư dài hạn, đừng chỉ mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu đó tăng.

4, Mua đủ số lượng cổ phiếu nên mua

Lượng cổ phiếu này tùy thuộc vào số vốn và phương pháp đầu tư mà bạn chọn. Bạn có thể mua cổ phiếu với số lượng ít nếu bạn là người mới bắt đầu để làm quen với thị trường và dễ dàng ứng biến hơn khi gặp rủi ro bất ngờ.

5, Tiến hành đặt lệnh mua

Bạn có thể đặt lệnh mua qua 2 hình thức.

  • Market Orders:  việc mua theo giá thị trường sẽ giúp bạn khớp lệnh ngay lập tức.
  • Limit Orders: đưa ra mức giá kỳ vọng của bạn và chỉ khớp lệnh khi giá thị trường bằng mức giá bạn đưa ra.

Trước khi tham gia thị trường chứng khoán, hãy trang bị cho mình chiếc balo hành trang thật chắc chắn để đứng vững trước biến động thị trường. Để hiểu bản thân hơn trên hành trình đầu tư và chọn cho mình một phương pháp đầu tư phù hợp, tham khảo các khóa học đầu tư của FinPeace tại đây. Bạn có thể tham khảo thêm khóa học Tích sản mới ra mắt của FinPeace để tìm hiểu thêm về phương pháp đầu tư định kỳ dài hạn cũng như các kỹ năng cần thiết cho một hành trình đầu tư bình an, bền vững.

Share to Facebook Share to Twitter Share to Linkedin

Bình luận