Giải quyết căng thẳng tài chính bằng thực hành chánh niệm với tiền

chánh niệm với tiền

Bài viết này, FinPeace sẽ hướng dẫn bạn nhận diện và giải quyết căng thẳng về tài chính thông qua thực hành chánh niệm với tiền.

Những dấu hiệu của căng thẳng về tài chính

Sự căng thẳng về tài chính không phải lúc nào cũng hiện hữu, chúng có thể ẩn trong bộn bề cuộc sống, hoặc bạn đang làm những việc khác để lờ đi sự tồn tại của chúng.  Với nhịp sống của đa số chúng ta ngày nay, đôi khi vì mải chạy theo công việc, xã hội, địa vị mà bạn không còn thời gian soi chiếu, suy ngẫm về bản thân mình, không nhận ra được những dấu hiệu căng thẳng của bản thân. Trong tài chính, bạn đang thiếu đi sự chánh niệm với tiền. Dưới đây là một số dấu hiệu của việc căng thẳng về tài chính:

  • Né tránh khi nhắc đến tiền bạc
  • Phản ứng mạnh khi người khác nói đến tài chính
  • Chấp nhận làm một công việc mình không thích, làm chỉ vì tiền

Căng thẳng về tài chính là điều khá phổ biến, bạn không hề cô đơn nếu như bạn đang có những cảm xúc này. Theo một nghiên cứu của Capital One CreditWise, 73% người Mỹ xếp tài chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng số một trong cuộc sống. Người ở độ tuổi khác nhau sẽ có những nỗi lo âu tài chính khác nhau, ở nhiều cấp độ khác nhau. 

Trong bài viết này, FinPeace sẽ cùng bạn gỡ rối những căng thẳng về tài chính này bằng việc thực hành chánh niệm với tiền. Quan điểm và nội dung chính của bài viết được tổng hợp từ Podcast Tài chính tự thân của chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh – Founder FinPeace.

Vì sao chúng ta lại căng thẳng về tài chính?

Để giải quyết được căng thẳng về tài chính, trước hết chúng ta cần tìm về nguyên nhân sâu xa – những nỗi đau tài chính gây ra căng thẳng. Dưới đây là ba lí do phổ biến dẫn đến căng thẳng về tài chính mà khách hàng của FinPeace thường gặp.

chánh niệm với tiền
Vì sao chúng ta lại căng thẳng về tài chính?

Thứ nhất, chúng ta thiếu kiến thức về tài chính. Trên thế giới, việc giáo dục tài chính cá nhân được nhiều quốc gia thực hiện cho người dân từ khi nhỏ tuổi như Nhật Bản, Hà Lan,… Còn tại Việt Nam, hầu hết chúng ta không được học về quản lý tài chính và còn khá xa lạ với các khái niệm cơ bản như quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư. Thứ duy nhất xã hội dạy ta là “phải học, phải làm tốt và kiếm thật nhiều tiền”. Chính sự thiếu hụt trong kiến thức tài chính khiến chúng ta không nhìn nhận đúng cách và biết cách sử dụng đồng tiền, cũng như bối rối khi đứng trước những khó khăn tài chính.  

Thứ hai, chúng ta chưa có ý thức về nguồn gốc thu nhập của mình. Đây là một biểu hiện của việc thiếu chánh niệm với tiền. Thu nhập đến từ công việc bạn làm, từ việc bạn cống hiến cho công ty, tạo ra giá trị và phục vụ khách hàng mà công ty hướng tới. Mỗi khi nhắc tới khía cạnh thu nhập trong tư duy tài chính tự thân, FinPeace đều muốn nhắn nhủ tới bạn đọc rằng: “Thu nhập sẽ tương xứng với những gì chúng ta tạo ra”. Nếu bạn căng thẳng về chuyện thu nhập, hãy thử nhìn lại xem mình có thể làm gì tốt hơn trong công việc thường ngày, tạo ra thêm giá trị gì cho công ty không? Bởi mối quan hệ giữa doanh thu của công ty và thu nhập của bạn là hai chiều. 

Đọc thêm về cách tăng thu nhập tại: Làm sao để kiếm được nhiều tiền hơn công việc hiện tại?

Thứ ba, chúng ta không biết kiểm soát chi tiêu. FinPeace thấy rằng đây là biểu hiện phổ biến nhất của việc thiếu chánh niệm với tiền. Rất khó để đưa ra một đáp án chung cho câu hỏi “Chi tiêu thế nào là đủ?”. Nhưng theo quan sát của FinPeace, mức chi tiêu vừa đủ của người Việt Nam không hề cao. Tức là bạn không cần quá nhiều tiền để đảm bảo cuộc sống. Vấn đề ở đây là, nhu cầu hưởng thụ của bạn càng được nâng cấp thì nhu cầu chi tiêu của bạn lại càng nhiều. Bạn cần nhớ rằng, một khi đã chạm tới chi tiêu cao cấp, bạn sẽ rất khó quay trở về lối sống như xưa. Thường thì bạn sẽ duy trì ở mức cao, hoặc thậm chí càng ngày càng cao lên nữa. Khi thu nhập và kiến thức tài chính không theo kịp mức sống của bạn, căng thẳng tài chính sẽ đến ngay từ những khoản thu – chi hàng ngày. 

Nếu coi tài chính của chúng ta là một dòng chảy hướng tới tự do tài chính, thì những lí do trên sẽ khiến dòng chảy ấy bị tắc nghẽn. Khi mình thấy dòng chảy này tắc ở đâu, thì mình sẽ phải khai thông ở đó. FinPeace quan niệm rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề không nằm ở thị trường biến động ngoài kia mà nằm trong chính bản thân mỗi người.

Chánh niệm với tiền là gì?

Trong các bài viết trước đây, FinPeace đã từng đề cập đến thuật ngữ “Chi tiêu chánh niệm” – đồng nghĩa với “Chánh niệm với tiền” trong bài viết này. Chi tiêu chánh niệm là khi bạn có nhận thức về những khoản chi tiêu của mình, khi quyết định mua hàng của bạn được đưa ra từ sự thấu hiểu bản thân bạn và những nhu cầu thật sự phục vụ các giá trị và mục tiêu cuộc sống lâu dài của bạn. Chi tiêu chánh niệm không phụ thuộc vào độ lớn số tiền bạn bỏ ra.

Làm sao để chánh niệm với tiền?

Để thực hiện chánh niệm với tiền, có hai câu hỏi FinPeace gợi ý bạn cân nhắc trước khi chi tiêu.

chánh niệm với tiền
Làm sao để thực hành chánh niệm với tiền?

Thứ nhất, số tiền này từ đâu ra? Nếu bạn thực hành chánh niệm với tờ tiền bạn chuẩn bị tiêu, bạn sẽ thấy rằng tờ 200 nghìn bạn đang cầm trên tay đến từ công sức nhiều giờ lao động của bạn. Bạn có được tờ 200 nghìn ấy không chỉ bởi cống hiến của cá nhân bạn, mà còn nhờ cơ hội việc làm từ công ty, sự phối hợp của đồng nghiệp, niềm tin của khách hàng,…Việc tiêu tiền chỉ tốn của bạn vài giây, nhưng để kiếm được số tiền ấy, bạn và những người xung quanh bạn đã phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Khi ý thức được “sức nặng” của tờ tiền mình cầm trên tay, việc chi tiêu của bạn sẽ chậm lại.

Thứ hai, bạn dùng số tiền đó để đổi lấy giá trị gì? Ở đây FinPeace muốn nói đến cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Ví dụ với 200 nghìn trên tay, bạn muốn mua một bó hoa. Vậy thì trước khi mua, hãy thực hành chánh niệm với tiền bằng cách tự đặt ra cho mình những câu hỏi: 

  • Bó hoa này dành tặng ai? 
  • Liệu người nhận có trân trọng món quà này không? 
  • Bạn có định giải thích cho người nhận vì sao bạn tặng họ không?

Ví dụ, bạn giúp khách hàng A đăng ký khóa học, nhờ đó có được 200 nghìn tiền hoa hồng. Bạn muốn tặng mẹ một bó hoa để ghi nhớ ngày hôm nay và tri ân mẹ vì đã cho bạn cuộc đời, cho bạn cơ hội được lao động và kiếm tiền. Sau đó bạn mới mua bó hoa giá 200 nghìn để tặng mẹ, đồng thời giải thích cho mẹ bạn vì sao bà xứng đáng với món quà ấy. Khi ấy, bản thân bạn vui vì bày tỏ được lòng mình, và mẹ bạn cũng sẽ rất trân trọng món quà từ công sức của con. 

Sự hiểu biết sâu sắc về đầu vào và đầu ra của tiền sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống này trọn vẹn hơn. FinPeace gọi đó là thực hành chánh niệm vì tiền. Người không chánh niệm sẽ kiếm tiền, mua hoa, tặng hoa là xong. Nhưng người biết chánh niệm với tiền sẽ cân nhắc rất kĩ xem một bó hoa hay một đĩa nhạc là món quà phù hợp, giá trị họ muốn trao đi là vật chất hay tinh thần,…Trân trọng đồng tiền mình làm ra và có trách nhiệm khi sử dụng là cách bạn tránh khỏi những căng thẳng không đáng có về tài chính, tận dụng được tiền làm công cụ để tận hưởng cuộc sống của mình.

chánh niệm với tiền

Một vài gợi ý giúp bạn tránh căng thẳng trong tài chính cá nhân

Ở phần cuối này, FinPeace sẽ gửi đến các bạn một vài lời khuyên từ chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh, giúp bạn bớt căng thẳng về vấn đề tài chính bằng thực hành chánh niệm với tiền. 

Thứ nhất, về sâu xa, bạn cần có một kế hoạch nâng cao năng lực bản thân mình. Năng lực ở đây bao gồm khả năng kiếm tiền và kiến thức về tài chính cá nhân. Nếu muốn thu nhập tốt lên để giải quyết những vấn đề tài chính, hãy nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Hãy đầu tư học hỏi, giao tiếp với sếp, với khách hàng để các bên đều nắm rõ mong muốn nâng cao thu nhập và khả năng của bạn. Song song với đó, bạn cũng cần trau dồi năng lực tài chính tự thân để sử dụng hiệu quả số tiền mình làm ra. 

Thứ hai, hãy tìm ra ý nghĩa cho từng khoản chi tiêu của bạn. Bạn không cần phải cắt giảm triệt để chi tiêu, mà thay vào đó, hãy tiêu chậm lại và nhận thức rõ khoản chi đó là dành cho ai, mang lại giá trị gì, bạn có những lựa chọn nào,…Dành thời gian soi chiếu bản thân trước khi chi tiêu chính là cách bạn thực hành chánh niệm với tiền. 

Thứ ba, liên quan đến đầu tư, nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng thì nên tạm thời thoát khỏi khoản đầu tư của bạn. Hãy dừng lại, cho bản thân một chút thời gian để trả lời câu hỏi: “Liệu mình có thực sự hiểu rõ khoản đầu tư này không?”. Nếu câu trả lời là không, hoặc thậm chí là phân vân, thì Tuấn Anh khuyên các bạn nên đầu tư vào việc học tập trước. Nhiều bạn tiếc tiền đi học, nhưng lại dám đổ hàng tỷ đồng vào đầu tư trong khi không biết mình đang đầu tư cái gì, bạn sẽ tự đẩy mình vào rủi ro cao, và việc đầu tư sẽ chỉ mang lại cho bạn căng thẳng về tài chính. Hãy tham khảo chuyên gia, hoặc bắt đầu từ con số nhỏ để bản thân từ từ thích nghi với hành trình đầu tư của bạn, tránh việc vừa căng thẳng sợ hãi lại vừa mất tiền. 

Cuối cùng, Tuấn Anh và FinPeace chúc các bạn một điều: Kiếm tiền đã khó rồi, nhưng để vui khi đang có tiền cũng rất khó”. Chúc bạn thành công trong việc áp dụng chánh niệm với tiền vào quản lý tài chính của bản thân!

Share to Facebook Share to Twitter Share to Linkedin

Bình luận