Những sai lầm khi tích sản – Tích sản đúng là như thế nào?

sai lầm khi tích sản

Từ những hiểu biết cơ bản đến biến tích sản thành một thói quen tài chính tốt, cho ra được thành quả như mong muốn là một điều không dễ dàng. Bởi trong quá trình thực hành, nhà đầu tư có thể mắc phải vô số những sai lầm khi tích sản do chưa có kinh nghiệm, hoặc xuất phát từ việc hiểu sai cách tích sản đúng. Trong bài viết này, FinPeace sẽ chỉ ra những lầm tưởng phổ biến nhà đầu tư thường gặp trong quá trình tích sản, gỡ rối những thắc mắc có thể khiến bạn loay hoay trên hành trình này.

Tích sản là gì?

Tích sản là việc đầu tư đều đặn (hàng tháng, hàng quý,…) vào một hoặc một nhóm tài sản và nắm giữ chúng trong một khoảng thời gian đủ dài. Khác với đầu tư lướt sóng – trường phái thu lợi nhuận trong ngắn hạn thì tích sản chính là đầu tư giá trị, tức hướng tới lợi nhuận thụ động, bền vững trong lâu dài. Nhà đầu tư có thể tích sản cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản,…Trong đó, tài sản có tính thanh khoản cao như cổ phiếu thường được ưu tiên lựa chọn.

Đặc điểm của phương pháp tích sản cổ phiếu là mua vào đều đặn bất chấp biến động thị trường và nắm giữ trong dài hạn. Không có quy định nào cho “thời gian đủ dài”, nhưng càng bắt đầu sớm, thời gian tích lũy càng dài thì lãi kép càng phát huy sức mạnh.

Tìm hiểu thêm về tích sản cổ phiếu tại: Tích sản cổ phiếu – Những điều quan trọng bạn cần biết.

Những sai lầm thường gặp khi tích sản

Ở phần này, FinPeace sẽ chỉ ra những sai lầm khi tích sản mà nhà đầu tư không chuyên thường gặp phải. Nếu bạn đang bối rối khi việc tích sản không an nhàn và hiệu quả như kì vọng, rất có thể bạn đang mắc phải một trong số những sai lầm dưới đây.

sai lầm khi tích sản
Những sai lầm khi tích sản mà nhà đầu tư thường gặp.

Không có mục tiêu cụ thể

Sai lầm phổ biến mà các nhà đầu tư gặp trong đầu tư tài chính nói chung và tích sản nói riêng là không có mục tiêu cá nhân cụ thể. Hoặc có kế hoạch nhưng không gắn với yếu tố cảm xúc của tư duy Tài chính tự thân, khiến cho việc thực hiện mục tiêu chỉ đơn thuần là chạy theo thị trường và những con số. Bằng việc có mục tiêu đi kèm với một kế hoạch tích sản hợp lý, bạn sẽ có sự vững vàng và bình an trên hành trình đầu tư lâu dài của mình.

Việc mắc phải sai lầm khi tích sản này khiến nhiều nhà đầu tư không đo lường được quá trình tích sản của mình, tích sản theo số đông, dễ lung lay trước thành tựu của người khác và không thiết kế được chiến lược phù hợp nhất với bản thân mình. Trong trường hợp kiên trì đến cùng, hãy thử tưởng tượng bạn tích sản cả chục năm mà không biết mình đang cố gắng vì điều gì, chắc chắn khi cầm được thành quả trên tay, bạn cũng sẽ không cảm thấy hạnh phúc như bạn nghĩ.

Tìm hiểu thêm thông tin tại podcast Tài Chính Tự Thân của chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh: 3 yếu tố quan trọng tạo nên một kế hoạch tài chính tự thân.

Không biết khi nào nên chốt lời

“Càng bắt đầu sớm, càng giữ lâu thì lãi kép càng phát huy sức mạnh” là đặc điểm của hình thức tích sản, nhưng nếu không áp dụng một cách linh hoạt, suy nghĩ này sẽ khiến nhà đầu tư bối rối không biết khi nào thì nên chốt lời.

  •       Càng giữ lâu càng lời, vậy để lời nhất thì nên tích sản cả đời hay sao?
  •       Nên chốt lời toàn phần hay từng phần?
  •       Nếu đến thời hạn mục tiêu mà vẫn chưa đạt được lợi nhuận kì vọng thì có nên chốt lời luôn hay không?
  •      

Những thắc mắc không tự giải đáp được này khiến nhiều nhà đầu tư mắc sai lầm khi tích sản đó là chốt lời sai thời điểm, sai cách dẫn đến kết quả đáng tiếc. Nhiều nhà đầu tư chần chừ không chốt lời còn bỏ lỡ cơ hội khi xuất hiện tài sản tích sản hấp dẫn hơn, tiềm năng lợi nhuận cao hơn. Việc không chốt lời đúng lúc, đúng cách khiến nguồn vốn không được tận dụng tối ưu, có khả năng còn đẩy nhà đầu tư vào tâm lý bất an, lo lắng, nuối tiếc khi không dám bỏ khoản tích sản nhiều năm để nắm bắt cơ hội mới.

Không có nguyên tắc cắt lỗ

Quan niệm tích sản là bỏ qua hoàn toàn những biến động giá trên thị trường, chỉ cần kiên trì nắm tài sản đến cùng đã khiến nhiều nhà đầu tư mắc phải một sai lầm khi tích sản không có nguyên tắc cắt lỗ. Trong hành trình tích sản vài năm, thậm chí là vài chục năm, thị trường và bản thân các doanh nghiệp chắc chắn sẽ trải qua những giai đoạn lên xuống mà nhà đầu tư không thể đoán trước. Nắm giữ tài sản bất chấp các tín hiệu xấu ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư, chưa kể đến trường hợp xấu nhất khi doanh nghiệp mà bạn nắm giữ cổ phiếu phá sản, nhiều năm tích sản của bạn cũng coi như vô ích.

Dù là trường phái an nhàn, ít phải theo dõi biến động thị trường nhưng nhà đầu tư vẫn cần nắm được đặc điểm của sản phẩm, thị trường và những dấu hiệu bất ổn của sản phẩm đầu tư mình nắm giữ. Ví dụ, năm 2020, sau khi ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT Coteccons rời đi thì công ty đã mất vị thế công ty xây dựng số 1 và giá cổ phiếu CTD giảm 30% chỉ trong 1 tháng. Lúc này, nhận thấy rằng bộ máy nhân sự, HĐQT của công ty mình đang đầu tư có vấn đề, bạn sẽ cần có hành động thoát vị thế, để đảm bảo tài sản của bản thân.

Nếu không đặt ra ngưỡng chịu đựng và nguyên tắc cắt lỗ ngay từ đầu, nhà đầu tư sẽ khó bảo toàn nguồn vốn và lãng phí thời gian, tâm sức cho những sản phẩm đầu tư không đứng vững được trong giai đoạn thị trường biến động. Làm sao để tránh sai lầm khi tích sản này, cách xác định nguyên tắc cắt lỗ, quản trị rủi ro cũng là một nội dung quan trọng được giảng dạy chuyên sâu trong khóa học “Tích sản cổ phiếu – Đầu tư thông minh và an nhàn” của FinPeace. 

Thiếu kỷ luật

Tích sản là trường phái đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư kiên trì bỏ vốn đều đặn trong dài hạn và kiên định trước những yếu tố ảnh hưởng đến việc tích sản như: FOMO trước lợi nhuận từ đầu tư ngắn hạn của những người xung quanh, cần tiền cho những trường hợp khẩn cấp, không muốn tiếp tục do thời gian quá dài,… Chiến lược và kỷ luật là hai yếu tố quan trọng chủ chốt trong đầu tư tài chính, nếu thiếu 1 trong 2, việc đầu tư của bạn sẽ dễ bị bỏ dở giữa chừng, lợi nhuận thu về cũng không được như kì vọng. Thiếu kỷ luật là sai lầm khi tích sản, cũng là sai lầm trong đầu tư nói chung. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu kỷ luật, cả khách quan và chủ quan như: Có việc đột xuất cần dùng đến tiền đầu tư, không có thói quen dành riêng tiền cho đầu tư tích lũy, không hiểu “quả ngọt” gì đang chờ mình cuối chặng đường tích sản, tích sản theo số đông mà không cân nhắc có phù hợp với mình hay không,…Mỗi lí do lại cần một cách giải quyết khác nhau, cần sự quyết tâm, nỗ lực của cá nhân và sẽ tốt nhất nếu được đồng hành cùng người có kinh nghiệm.

3 yếu tố cần có khi đầu tư tích sản

Hành trình tích sản dài hạn cần nhiều nỗ lực và chuẩn bị tùy vào hoàn cảnh của từng nhà đầu tư. Tuy nhiên để bắt đầu tích sản từ ngay hôm nay và tránh mắc phải những sai lầm khi tích sản kể trên, FinPeace tin rằng đây là 03 yếu tố bất cứ nhà đầu tư nào cũng không thể thiếu.

sai lầm khi tích sản

Dòng tiền ổn định sẵn sàng đầu tư

Trước khi bắt đầu tích sản, bạn cần xác định mình có thể trích từ thu nhập ra một khoản riêng để đầu tư hàng tháng/ hàng quý/… mà không ảnh hưởng tới chi tiêu hay không? Nhiều nhà đầu tư tích sản thất bại cũng bởi không cân đối được tỉ lệ chi tiêu – đầu tư, khoản tiền đầu tư định kỳ mang tính bộc phát, không đều đặn, hoặc “quá sức” so với mức thu nhập hiện có.

Nếu khoản tiền bạn có thể dành ra mỗi tháng không đủ để tích sản cổ phiếu (Do cổ phiếu thường phải mua theo lô 100), bạn vẫn có thể tích lũy hàng tháng và tiến hành tích sản theo quý – tức dồn khoản tiền tích lũy trong 3 tháng mới mua một lần. Bạn không cần bắt đầu với số tiền lớn, quan trọng là việc tích lũy này cần thực hiện đều đặn, có kế hoạch và kỷ luật. Nếu dòng tiền không ổn định, bạn sẽ dễ rơi vào sai lầm khi tích sản thứ 4: thiếu kỷ luật.

Tài sản tăng trưởng nhanh hơn lạm phát

Lạm phát gây ảnh hưởng tới lợi nhuận, do đó tài sản tích sản có tiềm năng lợi nhuận thấp hơn tỉ lệ lạm phát sẽ không mang lại cho bạn lợi nhuận, thậm chí còn gây lỗ. Mức lạm phát trung bình ở Việt Nam thường dao động ở mức 4%, vậy nên sản phẩm bạn chọn để tích sản cần có lợi nhuận dài hạn càng cao hơn con số này càng tốt.

Có thể thấy, cổ phiếu là sản phẩm có lợi nhuận tăng trưởng khá tốt và có độ an toàn cao hơn so với tài sản kỹ thuật số. Sau khi trừ đi phần trăm lạm phát, lợi nhuận bạn thu về là khoảng A%. Đây cũng là tài sản mà các chuyên gia của FinPeace ưu tiên giới thiệu cho độc giả bởi tiềm năng lợi nhuận và tính thanh khoản cao. Chọn tài sản đúng là bước vô cùng quan trọng để bạn không mắc phải sai lầm khi tích sản.

Có mục tiêu tài chính cụ thể

Mục tiêu tích sản càng rõ thì nhà đầu tư càng có thêm động lực và chiến lược tích sản đúng. Mục tiêu tài chính cần phù hợp với tiềm lực tài chính và mong muốn, cảm xúc của bạn. Bạn có thể xác định “đầu ra” của việc tích sản bằng việc tự hỏi những câu hỏi dưới đây:

  •       Bạn đầu tư tích sản để làm gì?
  •       Bạn dự định sẽ tích sản trong bao nhiêu năm?
  •       Lợi nhuận mong muốn của bạn là bao nhiêu?
  •      

Một mục tiêu tích sản đúng, đủ rõ ràng sẽ giúp việc lựa chọn tài sản hay mã cổ phiếu để tích sản dễ dàng hơn. Mục tiêu không phù hợp (quá sức, mơ hồ, không gắn với cảm xúc,…) không những khiến bạn dễ lung lay trên con đường tích sản vốn cần nhiều kiên trì, mà còn khiến việc tích sản trở nên mệt mỏi, không có cảm hứng. Mục tiêu này còn là nền móng quan trọng để bạn lên chiến lược tích sản cho mình, giúp bạn dễ theo dõi từng bước tiến dù là nhỏ nhất của chính mình trên hành trình tự do tài chính.

Nếu hứng thú với tích sản cổ phiếu, muốn tìm hiểu kỹ hơn về cách các chuyên gia của FinPeace giải quyết những sai lầm khi tích sản và được đồng hành cùng các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, hãy tham khảo ngay khóa học mới nhất của FinPeace tại đây: Tích sản cổ phiếu.

Share to Facebook Share to Twitter Share to Linkedin

Bình luận