Jesse Lauriston Livermore là một trong những nhà đầu tư và nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20. Ông còn được mệnh danh là “Con gấu của phố Wall”. Với những người đang học chơi chứng khoán (đặc biệt là những người theo con đường đầu cơ) những bài học đầu tư quý báu của Jesse Livermore rất đáng để bạn tham khảo trên hành trình đầu tư đầy thách thức này.
Cuộc đời thăng trầm của Jesse Livermore: 3 lần phá sản và những pha bán khống ngỡ ngàng
Livermore sinh năm 1877, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Lên 14 tuổi, thay vì đi làm thuê kiếm tiền như ý muốn của cha, Livermore liều lĩnh và đầy quyết tâm đã trốn lên Boston với mong muốn đổi đời. Dưới đây là sơ lược chặng đường hơn 40 năm chơi chứng khoán của Livermore
Khởi đầu với vị trí viết giá chứng khoán lên bảng: Dù mới 14, 15 tuổi, một công ty môi giới chứng khoán nhỏ ở Boston có tên Paine Webber đã nhận Livermore vào vị trí viết giá chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, các loại hàng hoá) bên bảng (board boy). Trong quá trình làm việc, ông ghi chép giá cả và nhận ra rằng giá cả thường thay đổi theo chiều hướng có thể dự đoán. Ông tin tưởng rằng bản thân mình có thể chiến thắng được thị trường để làm giàu. Đây là thời điểm ông bắt đầu học chơi chứng khoán.
Oanh tạc các quán chợ đen (bucket shop): Bucket shop có thể gọi là các cửa hàng cá cược. Khách hàng đến và đặt cược vào giá thị trường chứng khoán, nhưng không thực sự mua hoặc bán chứng khoán trên một sàn giao dịch được thiết lập. Với mức lượng 5USD/1 tuần, Livermore bắt đầu dành dụm và giao dịch tại các bucket shop, và nhanh chóng kiếm lời đến hơn 60% một ngày. Năm 16 tuổi, ông nghỉ việc tại Paine Webber và trở thành nhà đầu tư toàn thời gian.
Những tháng ngày sau đó, ông liên tục làm tán gia bại sản các chủ quán bucket shop về tài dự đoán thị trường của mình. Các chủ chợ đen này bắt đầu nhận ra tài năng của Livermore và đuổi ông khỏi quán. Năm 1899, ở tuổi 22, ông đã kiếm được hơn 10,000 USD từ các chợ đen này (ước tính gần 300,000 USD của ngày nay).
Gia nhập thị trường phố Wall và lần phá sản thứ nhất tại New York. Sau một vài năm học chơi chứng khoán ở chợ đen, năm 1901, ông chuyển tới New York, lấy vợ và giao dịch chính thức tại hãng môi giới Fullerton’s. Tuy nhiên, bảng giá chứng khoán quá điện tín ngày ấy chậm 30-40 phút so với thị trường thật, điều ngày khiến chiến lược đầu cơ của Livermore gặp khó khăn. Áp lực phải kiếm nhiều tiền khiến ông bắt đầu giao dịch cảm tính.
Ông đã có kỳ vọng vào một đợt sụt giảm mạnh trên thị trường sau một thời gian dài tăng giá, vì vậy ông quyết định bán khống cổ phiếu Northern Pacific trong một cuộc M&A giữa J.P.Morgan&Hill. Thế nhưng trái với kỳ vọng của ông, thị trường tiếp tục tăng giá mạnh mẽ, còn ông không thể kịp cắt lỗ về sự chậm trễ của giao dịch điện tín. Ông phá sản lần đầu tiên.
Nhanh chóng kiếm lại 250,000 USD và anh hùng của cuộc suy thoái 1907: Sau cuộc phá sản lần đầu, ông kiên cường với phố Wall, giao dịch cẩn thận để gỡ lại 50,000USD tài sản ròng. Năm 1906, nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của cổ phiếu đường sắt Union Pacific, ông bán khống ở mức đỉnh 330 USD/cổ phiếu. Ai cũng cho rằng ông điên rồ cho đến khi cổ phiếu này giảm 70% và ông kiếm được hơn 250,000 trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Đến tháng 10/1907, thị trường chứng khoán Mỹ khủng hoảng, nhiều người nghĩ rằng thị trường đã vĩnh viễn ra đi vì không còn một lực mua nào nữa. J.P.Morgan tập hợp các ông chủ nhà băng và dự định mua lại các ngân hàng yếu kém. Livermore chớp lấy cơ hội này để mua cổ phiếu trên diện rộng, kiếm được 1 triệu USD trong một ngày.
Bị lừa trong thương vụ bông vải và phá sản lần hai. Kiếm tiền quá dễ, Livermore rơi vào lối sống xa xỉ và giao dịch đầy bất cẩn. Năm 1908, ông bị một tay đầu cơ hàng hoá tên Percy Thomas lừa gạt, khiến ông liên tục mua vào hàng chục tấn ông vải dù trực giác của ông biết nguồn cung đang dư thừa. Cho đến khi mất đến 9/10 tài sản, ông mới trở nên lý trí và tìm đường thoát. Đây là thời điểm đánh dấu lần phá sản thứ hai.
15 năm trả nợ và nổi tiếng trở lại. Sau thất bại đau đớn, ông chuyển sang Chicago để trốn nợ. Ông được một người giúp đỡ, cho mượn 25,000USD để gỡ gạc. Suốt từ năm 1911 đến 1917, ông chật vật sống qua ngày bằng giao dịch ngắn hạn, quản lý tài khoản giúp người khác. Dần dần, ông trả được hết nợ. Năm 1023, ông lập quỹ đầu cơ riêng, và bí mật viết cuốn sách tiểu sử huyền thoại “Reminiscences of a Stock Operator” (tạm dịch: Hồi tức của một thiên tài đầu tư chứng khoán). Từ năm 1923 đến cuộc Đại khủng hoảng, Livermore đã kiếm hàng chục triệu USD từ đầu cơ hàng hóa như lúa mạch và ngô.
Năm 1929, với sự nhạy bén với tình trạng bong bóng của thị trường, ông quyết định bán khống một lượng lớn cổ phiếu vào tháng 10. Chỉ trong ngày “thứ Ba đen tối”, khi cả nước Mỹ hoảng hoạn, tài sản của ông đạt 100 triệu USD và được mệnh danh là một huyền thoại bán khống lớn nhất bấy giờ.
Lần phá sản thứ ba và cuối cùng. Không có nhiều thông tin về lần phá sản này. Chỉ biết rằng, ở tuổi 60, ông lại phải công bố phá sản.
Viết cuốn sách cuối cùng và tự kết liễu cuộc đời. Năm 1940, ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to trade in stocks” ngắn gọn và đúc kết nhiều bài học quý báu cho những người chơi chứng khoán. Cùng năm đó, ông tự kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 60.
05 Bài học đầu tư của Jesse Livermore
Sau 40 năm chơi chứng khoán đầy thăng trầm, Jesse Livermore đúc kết 5 bài học mà ông thực sự đã phải trả giá quá đắt để có được.
1, Tin tưởng nhận định của bản thân khi chơi chứng khoán
Jesse Livermore đã phá sản và thất bại nhiều lần bởi tin tưởng những lời khuyên sai lầm của người khác. Vì vậy, trong cuốn sách của mình, ông đúc kết lại rằng “Một người phải tin vào chính quan điểm của anh ta nếu anh ta muốn kiếm tiền được từ thị trường. Nếu tôi mua dựa trên lời khuyên của Smith, thì tôi cũng sẽ phải bán dựa trên lời khuyên của Smith. Nhỡ đâu Smith đột nhiên biến mất? Tôi hoàn toàn phụ thuộc vào anh ta. Chẳng có người nào có thể kiếm được số tiền lớn khi có một người khác bảo anh ta phải làm gì”.
Với người người học chơi chứng khoán, đây là một tư duy thực sự quan trọng. Chúng ta không thể phụ thuộc vào việc người này “phím” mã A hoặc người kia “phím” mã B. Bạn cần học tập, nghiên cứu và đưa ra các quyết định đầu tư của riêng mình. Đó cũng là điều các chuyên gia của FinPeace luôn nhấn mạnh trong các khoá học đầu tư. Tư duy “Tài chính tự thân” của chúng tôi cũng xuất phát từ thực tế này.
2, Không ai có thể thắng trong mọi ván bài
Ông cho rằng, những người học chơi chứng khoán chỉ nên giới hạn bản thân trong một số cổ phiếu, một số ngành mà bạn hiểu rõ, không nên đầu cơ tràn lan mọi ngành nghề.
Ông cũng khẳng định rằng, chỉ có kẻ ngốc mới cố gắng thẳng mọi ván bài. Không có người chơi chứng khoán nào có thể chiến thắng trong mọi giao dịch, kể cả những người giàu kinh nghiệm khác. Sự thành công đến từ việc kiên nhẫn khi cần và hành động quyết đoán đúng lúc.
3, Luôn ghi chú lại các thương vụ đầu tư
Mặc dù nhiều thất bại của Livermore đến từ việc giao dịch cảm tính, nhưng ônng lại rất đáng học hỏi ở kỷ luật ghi chép lại các thương vụ giao dịch của mình. Ông khuyên những người đang học chơi chứng khoán nên tự xây dựng và duy trì hệ thống ghi chú riêng để theo dõi và lưu lại các nhận định của bản thân. Trong khoá học ProTrading của FinPeace, chúng tôi cũng tập trung giúp bạn xây dựng “Kế hoạch giao dịch” và khuyến khích bạn viết “Nhật ký giao dịch” để hiểu sâu sắc những quyết định đầu tư của mình.
4, Biết điểm dừng khi đầu cơ
Theo ông, người người chơi chứng khoán đầu cơ thường không bao giờ thoả mãn. Hôm nay kiếm được một tỷ, ngày hôm sau anh ta sẽ muốn kiếm nhiều hơn nữa. Cũng như chính bản thân ông không tìm được điểm dừng sau những lần kiếm được bộn tiền từ các pha bán khống cổ phiếu đình đám. Ông so sánh những người đầu tư như những con thiêu thân và sớm sẽ trắng tay nếu như không có điểm dừng.
Ông khuyên những người học chơi chứng khoán rằng sau mỗi vụ thắng lớn, nên rút ít nhất 50% lợi nhuận ra khỏi tài khoản giao dịch.
5, Hiểu rõ hai mặt của “Trò chơi đầu cơ”
Livermore có một câu nói kinh điển rằng: “Trò chơi đầu cơ là một trong những trò chơi chính thức thú vị nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là trò chơi cho những kẻ cứng đầu, những kẻ lười suy nghĩ, những kẻ không biết kiểm soát cảm xúc hay những kẻ muốn giàu nhanh. Bọn họ sẽ chết trong nghèo khó.”
Lời kết luận ngắn gọn này đã được rút ra từ chính cuộc đời thăng trầm và cái chết đau thương của ông. Đầu cơ không phải sự lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người. Làm thế nào để đầu cơ trong cảm giác bình tâm? Làm thế nào để không căng thẳng trước những quyết định đầu tư của mình? Đó cũng chính là những câu hỏi mà FinPeace tập trung trả lời trong khoá học đầu tư toàn diện ProTrading.
Những cuốn sách nổi tiếng về chơi chứng khoán của Jesse Livermore
Dưới đây là những cuộc sách của Jesse Livermore hoặc về Jesse Livermore mà những người đang học chơi chứng khoán nên tham khảo:
1. Cuốn sách Reminiscences of a Stock Operator (Tạm dịch: Hồi ức của một kẻ điều hành chứng khoán).
Đâu là cuốn hồi ức nơi ông tiết lộ các chiến lược đầu tư và sự hiểu biết về thị trường chứng khoán của mình. Ông kể lại hành trình từ năm 15 tuổi đến khi trở thành một huyền thoại phố Wall.
2. Cuốn sách How to Trade in Stocks (Dịch: Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu)
Cuốn sách được biết bởi ông ngay trước khi qua đời vào năm 1940, sau này được bổ sung thêm bởi Richard Smitten. Cuốn sách cung cấp cho những người đang học chơi chứng khoán hệ thống giao dịch chặt chẽ và nổi tiếng của ông. Cuốn sách được viết theo hướng đan xen tự truyện cùng các hướng dẫn, bài học quan trọng như cách đọc vị thị trường, cách quản lý vốn, cách quản lý cảm xúc,…
3. Cuốn sách Jesse Livermore’s Methods of Trading in Stocks (Dịch: Chiến lược giao dịch của Jesse Livermore)
Đây là cuốn sách tóm tắt lại những thành công cũng như thất bại của ông trong đầu cơ chứng khoán, tập trung chi tiết vào các nguyên tắc và chiến lược giao dịch. Phương pháp đầu cơ của Livermore về cơ bản là sự kết hợp giữa hành vi giá và yếu tố thời gian, hay nói cách khác là dựa trên chu kỳ giá cổ phiếu theo thời gian. Đây cũng là điều những người đang học chơi chứng khoán có thể tham khoả và nghiên cứu thêm.
Phần hai của cuốn sách là những cuộc phỏng vấn với Jesse Livermore được thực hiện bởi Richard D. Wyckoff, một phóng viên tài chính nổi tiếng. Ông trình bày các phương pháp mà Livermore sử dụng để kiếm hàng triệu đô la trên thị trường chứng khoán, với các chủ đề liên quan trực tiếp đến kỹ thuật giao dịch, tâm lý giao dịch và cách xây dựng tư duy thành công trong giao dịch.
Những câu hỏi thường gặp về Jesse Livermore
Là một trong những nhà đầu tư tiếng tăm nhất trong lịch sử, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Jesse Livermore
Jesse Livermore đã kiếm tiền nhanh chóng nhờ chơi chứng khoán như thế nào?
Livermore bắt đầu giao dịch năm 14 tuổi, kiếm được khoản lợi nhuận đầu tiên là 3,12 đô la ở tuổi 15 và 1.000 đô la sau đó ở cùng độ tuổi này. Ở tuổi 20, ông kiếm được 10.000 đô la. Ông tiếp tục kiếm tiền và thua lỗ, cuối cùng tích lũy được khối tài sản đạt mức cao nhất vào năm 1929 nhờ việc bán khống một lượng lớn cổ phiếu, hưởng lợi từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và kiếm được 100 triệu đô la.
Jesse Livermore đã học chơi chứng khoán?
Jesse Livermore là một nhà giao dịch tự học, học hỏi trực tiếp khi giao dịch cổ phiếu và từ đó xây dựng chiến lược của riêng mình. Thông qua thử nghiệm và sai lầm, ông biết điều gì hiệu quả và điều gì không.
Jesse Livermore đã kiếm được bao nhiêu trong cuộc Đại suy thoái?
Jesse Livermore đã kiếm được 100 triệu đô la trong thời kỳ Đại suy thoái vì ông đã bán khống một lượng lớn cổ phiếu trong cuộc sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929.
–
Tóm lại, gần như cả cuộc đời Jesse Livermore gắn liền với thị trường chứng khoán với vô vàn thăng trầm. Ông đã từng nói rằng “Một nhà giao dịch chứng khoán phải chiến đấu với rất nhiều kẻ thù nguy hiểm trong chính anh ta”. Đó có thể là những bẫy tâm lý giao dịch, sự mất tự tin, sự nghi ngờ chính mình,… Đây là điều những người đang học chơi chứng khoán nên chú ý. Với đầu tư, kỹ năng giao dịch là nền tảng, nhưng đi cùng với đó cũng là rất nhiều khía cạnh khác liên quan đến thấu hiểu bản thân. Nhận biết được điều này, trong các khoá học đầu tư của FinPeace, chúng tôi luôn nhấn mạnh khía cạnh quản lý cảm xúc, xây dựng kế hoạch giao dịch rõ ràng, có sự tư vấn từng học viên để cùng xây dựng phong cách đầu tư phù hợp với từng người. Bạn có thể tham khảo các khoá học tại đây.